We are a family
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

We are a family

For U and For me...
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 Tăng trưởng GDP 6,23%: “Bộ trưởng cũng bất ngờ”

Go down 
Tác giảThông điệp
Lehoanglong
Già rùi
Già rùi
Lehoanglong


Tổng số bài gửi : 404
Age : 35
Đến từ : Earth
Registration date : 17/09/2008

Tăng trưởng GDP 6,23%: “Bộ trưởng cũng bất ngờ” Empty
Bài gửiTiêu đề: Tăng trưởng GDP 6,23%: “Bộ trưởng cũng bất ngờ”   Tăng trưởng GDP 6,23%: “Bộ trưởng cũng bất ngờ” I_icon_minitimeThu Jan 08, 2009 10:35 pm

Tăng trưởng GDP 6,23%: “Bộ trưởng cũng bất ngờ”

Con số tăng trưởng GDP 6,23% của năm 2008 thậm chí gây “sốc” cho cả những người làm kế hoạch và dự báo. Ông Bùi Bá Cường, Vụ trưởng Vụ Thống kê tài khoản Quốc gia (Tổng cục Thống kê) vừa có cuộc trao đổi thẳng thắn với báo chí xung quanh con số này. (Tớ mới đầu còn tưởng là sock vì cao quá, nhưng đọc ra thì ôi thôi, mấy bố ấy tưởng khủng hoảng ko xi nhê j tới VN hay sao ý)

Hoàn toàn độc lập

Khi tính toán và công bố tăng trưởng GDP 6,23%, cơ quan thống kê có bị tác động bởi các cấp lãnh đạo Bộ?

Tuy nằm trong Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhưng con số thống kê là hoàn toàn độc lập. Con số chúng tôi công bố đều do chúng tôi tính toán ra, không bị chỉ đạo gì.

Khi Quốc hội đưa ra mục tiêu tăng trưởng 7% năm 2008 cũng xuất phát từ đây thôi. Sau đó, đến tháng 9/2008, khi làm kế hoạch năm 2009 thì đưa ra con số điều chỉnh 6,5% đến 6,7% cũng là ở đây tính.

Khi tính toán con số 6,23% và báo cáo Bộ trưởng thì bản thân Bộ trưởng cũng bất ngờ, nhưng không có chuyện chỉ đạo điều chỉnh. Nếu nó thế thì báo cáo như thế thôi.

Họp báo Chính phủ ngày 25/12 vừa qua thì chính Bộ trưởng Võ Hồng Phúc công bố con số này với báo giới.

Con số tăng trưởng GDP thường được công bố sớm và chưa hết kỳ tính, như thế thì có chính xác không?

Thường các nước họ công bố GDP theo quý sau thời kỳ tính khoảng một tháng. Ta thì công bố vào tuần cuối của tháng cuối quý, thường là vào ngày 24 hay 25 gì đó.

Con số rõ ràng là chưa đầy đủ, chưa chuẩn xác. Thường là quý sau thì làm điều chỉnh quý trước. Việt Nam thì cho phép điều chỉnh khoảng 2 lần. Một lần vào cuối năm hiện hành và một lần vào cuối quý 1 năm sau, trước khi in niên giám thống kê.

Về các con số GDP, vì sao năm nay lại phải nhiều lần thay đổi con số dự báo này đến thế, từ 8,5-9% xuống 7%, cuối cùng chỉ đạt 6,23%? (Thằng PV này hỏi n.g.u ko chịu nổi)

Dự báo thì không chỉ dựa vào mô hình được mà phải có chuyên gia kinh tế giỏi. Nếu cứ mô hình mà cho số vào, số chuẩn xác thì không sao, số không chuẩn thì dự báo sai hết.

Những con số dự báo dài thì do Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm. Tổng cục Thống kê chỉ dự báo ngắn thôi. Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì có hai đầu mối dự báo là CIEM (Viện Nghiên cứu kinh tế Trung ương - PV) và Trung tâm Thông tin dự báo Quốc gia.

Nhưng nói chung, dự báo cũng có cái khó của nó vì năm vừa qua, kinh tế chịu nhiều tác động.

“Thoát” ngưỡng nước nghèo cũng... phiền (đúng à nha)

Cụ thể, GDP theo USD của năm nay là bao nhiêu?


Nếu lầy 1.478 nghìn tỷ đồng chia cho tỷ giá là 16.750 đồng/USD thì kết quả là trên 88 tỷ USD. Sử dụng con số này thì cần lưu ý là giá tiêu dùng bình quân năm nay tăng tới 23%, giá USD tương ứng tăng 2,35%. Như thế có thể hiểu là do tăng giá.

Nếu quy về theo tốc độ tăng giá của năm 2007 là 8,3% thì thu nhập bình quân đầu người là khoảng 910 USD.

Tổng cục Thống kê không công bố con số này vì nếu đưa con số này ra, giải thích không rõ thì ngại những người dùng tin cho rằng quy mô kinh tế của ta lớn rồi. Mình phấn đấu đến năm 2010 mới vượt 1 nghìn USD trên đầu người nhưng nếu tính như thế này thì cũng có thể cho là 2008 đã đạt mục tiêu rồi.

Nhưng cũng không thể lấy con số 910 USD/người/năm được vì đó là giả định.

Với tốc độ này thì sang năm 2009, GDP sẽ vượt 100 tỷ USD. GDP bình quân đầu người lại hơn 1 nghìn USD nữa thì cũng có thể các tổ chức nước ngoài cho chúng ta vào diện nước có thu nhập trung bình. Nếu vậy, họ có thể xem xét lại cấp ODA cho chúng ta, trách nhiệm đóng góp quốc tế có thể phải tăng thêm. Như thế thì cũng "gay".

Tình hình kinh tế cũng như đời sống người dân lúc này vẫn rất khó khăn, nên khó có thể cho rằng Việt Nam đã thoát ngưỡng nước có thu nhập thấp.

Nhưng vì sao Tổng cục Thống kê không công bố con số này?

Tính thu nhập bình quân theo USD trên đầu người cũng chỉ là một cách tính thôi. Tỷ giá cứ neo lại, lạm phát thì tăng cao, tính toán như thế thì cũng khó chính xác.

Nhưng nếu so sánh với quốc tế thì phù hợp vì tính theo USD thì chỉ có ý nghĩa cho kinh tế đối ngoại. Xuất khẩu thì tính theo USD, nhập khẩu cũng tính theo USD... Người nước ngoài họ đầu tư vào đây một USD thì làm ra lãi họ cũng muốn tính theo USD để mang về.

Còn với trường hợp của Việt Nam như năm vừa qua, tính thu nhập bình quân đầu người theo USD thì cần phải cân nhắc thêm.

Đầu tư hiệu quả thấp

Trong con số tăng trưởng, đầu tư được coi là động lực chính. Nếu xét đến hiệu quả đầu tư thì chỉ số ICOR (chỉ số cho biết muốn có thêm một đơn vị sản lượng trong một thời kỳ nhất định cần phải bỏ ra thêm bao nhiêu đơn vị vốn đầu tư trong kỳ đó, chỉ số này càng cao thì hiệu quả đầu tư càng thấp - PV) năm nay được tính là bao nhiêu?

Năm 2008, chỉ số ICOR theo giá so sánh 1994, tức là cùng quy về một loại giá với tốc độ tăng trưởng GDP, chúng tôi tính toán sơ bộ là trên 7. (potai.com - ICOR quá xịn)

Có nhiều con số chúng tôi đều tính nhưng chỉ mang tính chất tham khảo chứ không công bố. Khi chúng tôi tính GDP thì phải tính hết để kiểm chứng con số của mình. Tuy nhiên, thông tin của ta còn thiếu, hơn nữa độ tin cậy của các con số chưa hẳn đã là tốt nên có nhiều con số mỗi nơi công bố một khác.

Lẽ ra, cơ quan thống kê là phải tính các con số đó và công bố. Nếu anh không tính, hoặc công bố mà các đơn vị khác, các viện nghiên cứu chẳng hạn, họ tung con số đó ra và được người khác sử dụng thì một là anh thống kê phải chạy theo, đưa ra con số để chứng minh con số của thống kê mới là chính xác, hai là anh có thể phải mặc nhiên công nhận con số của họ.

Nên con số ICOR hàng năm chúng tôi đều tính hết. Tuy nhiên, con số này không công bố.
Dường như có độ vênh với một số con số ICOR khác mà gần đây cho rằng khoảng 6,9?

Cũng có nhiều cách tính, nhưng tính kiểu gì thì cũng đưa về con số gần giống nhau. Thứ nhất, chúng tôi tính theo giá so sánh năm 1994. Thứ hai là chúng tôi không tính theo vốn đầu tư mà tính theo tích lũy tài sản, theo quan điểm là vốn đầu tư là nguồn tài chính mà nhà nước, doanh nghiệp và người dân đã chi ra để đầu tư, tạo nên tài sản.

Thế nhưng không phải cứ chi ra 1 đồng thì phải thành 1 đồng tài sản. Với Việt Nam, có những khoản đã chi trong tổng vốn đầu tư nhưng không thành tài sản như khoản đền bù chẳng hạn. Khoản này có thể chuyển thành đầu tư, đưa vào sản xuất, thành tiết kiệm hoặc tiêu dùng cuối cùng.

Ngoài ra còn những thất thoát cơ học như phá đi làm lại vẫn được tính vào đầu tư, hay tham nhũng... cũng không thành tài sản. Cho nên, nếu tính ICOR dựa trên con số vốn đầu tư thì không chính xác, không rõ hiệu quả sử dụng vốn đầu tư như thế nào.

Ví dụ cầu Văn Thánh, đầu tư đấy nhưng có sử dụng được đâu. Sau đó lại phải đổ tiền vào sửa chữa. GDP thì tăng lên nhưng thực tế hiệu quả sử dụng vẫn là một cái cầu ấy thôi.

Cụ thể về ICOR khu vực Nhà nước thì thế nào?

Chúng tôi mới chỉ tạm tính cho năm 2007 thôi, chỉ số ICOR khu vực nhà nước là trên 10. (potai tập 2)

Nếu nói hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách là trên 10 mà giật mình thì cũng không phải, vì vốn đầu tư của Nhà nước chủ yếu vào hạ tầng cơ sở, vào những dự án các loại doanh nghiệp không muốn làm do thu hồi vốn chậm, bấp bênh...

Hiệu quả sử dụng có thể còn hạn chế, thế nhưng hiệu quả về an sinh xã hội là có, vì có một con đường là kinh tế có cơ hội phát triển, vấn đề chính trị cũng ổn định hơn...

Cho nên khi tính ICOR khu vực Nhà nước thì cần phải tính đến yếu tố là đầu tư của nguồn vốn này nhằm vào các dự án các khu vực doanh nghiệp khác không làm nhưng dự án bắt buộc phải làm. ICOR không tốt, như vậy cũng có mặt tích cực của nó.

Tuy nhiên, cũng có mặt tiêu cực là do quy hoạch, do quản lý vốn, hay do kiểu làm của ta như thế thì tạo thất thoát.

Vì sao Tổng cục Thống kê không công bố con số ICOR?

Ngay trong Tổng cục Thống kê cũng chưa thống nhất về phương pháp tính, như tính theo giá thực tế hay giá so sánh, tính theo vốn đầu tư hay tích lũy tài sản... Lãnh đạo Tổng cục cũng chưa thật yên tâm về phương pháp, hơn nữa chất lượng con số đầu vào cũng chưa thật cao nên nếu công bố có thể khiến nhiều người không hiểu thì giật minh.

Trong nhiều con số công bố về ICOR, sự khác biệt có lẽ là do nguồn số liệu đầu vào.

Tức là sẽ có nhiều con số và không ai biết con số nào là chính xác?

Luôn có hai con số song hành với nhau. Vốn đầu tư thực hiện là nguồn tài chính đã được nhà nước, doanh nghiệp, người dân chi ra để tạo ra tài sản. Còn tài sản là kết quả thực hiện nguồn vốn kia. Cho nên chúng tôi luôn dùng cả hai con số trong tính toán.

Nhưng hai con số này không trùng với nhau, và tích lũy hơi khác một chút. Năm nay tồn kho rất lớn, 5% là tương đương 4-5 tỷ USD, trong khi các năm trước chỉ khoảng 2-3% GDP. Điều đó có nghĩa rằng sản xuất đình đốn, và hàng hóa không bán được.

Phần tài sản làm ra là tồn kho được tính vào tích lũy tài sản, nhưng phần vốn có khi lại không đúng kỳ của nó, tức là doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn từ năm trước để sản xuất và hàng tồn lại.

Giả sử lượng tồn kho bán được hết thì tăng trưởng không phải là 6,23% nữa.
Về Đầu Trang Go down
 
Tăng trưởng GDP 6,23%: “Bộ trưởng cũng bất ngờ”
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Hãy không ngừng gia tăng giá trị bản thân
» Bài TL KT pt: Tăng trưởng của TPHCM: Vốn và giải pháp
» Tăng đến 200% thời gian dùng pin laptop!!!!

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
We are a family :: Học tập - Nghiên cứu :: Thông tin Kinh tế - Xã hội-
Chuyển đến