We are a family
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

We are a family

For U and For me...
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 Tương lai của Chủ nghĩa Tư bản thị trường

Go down 
Tác giảThông điệp
Lehoanglong
Già rùi
Già rùi
Lehoanglong


Tổng số bài gửi : 404
Age : 36
Đến từ : Earth
Registration date : 17/09/2008

Tương lai của Chủ nghĩa Tư bản thị trường Empty
Bài gửiTiêu đề: Tương lai của Chủ nghĩa Tư bản thị trường   Tương lai của Chủ nghĩa Tư bản thị trường I_icon_minitimeWed Nov 12, 2008 4:16 pm

Theo vietnamnet.vn
Cùng với việc đem lại của cải, CNTB cũng tạo ra sự bất bình đẳng và sự bất mãn. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế của một thế giới toàn cầu hoá như hiện nay, các chuyên gia kinh tế hàng đầu thế giới đặt lại câu hỏi: CNTB có thực ưu việt? Vai trò của chính phủ là gì trong thị trường hiện nay?

Giáo sư Michael Porter (quen nhỉ) thuộc trường ĐH Lawrence chủ trì cuộc đối thoại với ba nhân vật có tiếng tăm. Đó là Thierry J. Breton, cựu Bộ trưởng Kinh tế, Tài chính và Công nghiệp của Pháp, hiện là giáo sư kì cựu tại trường Kinh doanh Harvard; và ông Ronald M. Cohen, M.B.A, 1969, (ĐH Harvard) đối tác sáng lập ra Apax Partners, là công ty cổ phần tư nhân lớn, hiện nay là người dẫn đường trong đầu tư xã hội và doanh nghiệp tại Anh. Sau đó, có sự tham gia vào c

Cùng tham dự có giáo sư trường ĐH Eliot, cựu hiệu trưởng Harvard đồng thời là cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Lawrence H. Summers.
Mở màn buổi nói chuyện, Giáo sư Michael Porter cho rằng sự tồn tại của Chủ nghĩa Tư bản là chính đáng trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Bởi chỉ có việc kinh doanh trong thị trường thuận lợi mới có thể làm ra của cải, và chúng ta có thể dùng của cải để đẩy lùi những vấn đề xã hội mà chúng ta đang phải đối mặt.

Mặt khác, nó còn là một móc xích quan trọng với các lĩnh vực khác như chính trị và xã hội.

Tuy nhiên, mặt trái của CNTB là đem lại sự sợ hãi, bất bình đẳng, gieo rắc quan niệm thiếu công bằng, và ngày càng khó kiểm soát trong thời kỳ toàn cầu hoá - môi trường đem đến nhiều cơ hội, nhưng cũng nhiều bất ổn.

Sự thay đổi chóng mặt của nền kinh tế toàn cầu đã biến giáo dục thành trò chơi đuổi bắt. Giáo dục, kĩ năng và đào tạo không thể thay đổi một sớm một chiều, nhất là đối với những người ở độ tuổi 30 – 40. Những vấn đề này tạo áp lực lớn khiến chính trị bước chân vào hệ thống thị trường.

Vậy đâu là vai trò của các nhà lãnh đạo kinh doanh? Đây không còn là chủ đề của một quốc gia nhất định, mà là vấn đề của toàn cầu.

GS Michael Porter đặt câu hỏi:
“Tại sao CNTB quan trọng?”

Ronard Cohen: Cùng với việc đem lại của cải, CNTB tạo ra sự bất bình đẳng. Của cải là thứ vừa tuyệt đối lại vừa tương đối, vì vậy sự lo ngại đối với hố ngăn cách thu nhập và nhu cầu đầu tư xã hội ngày càng lớn lên.

Doanh nghiệp kinh doanh vẫn là yếu tố mạnh nhất cho sự phát triển, nhưng doanh nghiệp xã hội cũng đang dần trở nên quan trọng. Những kĩ năng của doanh nghiệp, như logic và phân tích, cần được ứng dụng để xử lý những ung nhọt xã hội.

Chúng ta sẽ có thể đánh giá CNTB thị trường bằng những tác động đối với xã hội trong cơn khủng hoảng này. Nếu CNTB mất nhiều thời gian để nghiên cứu và giải quyết những vấn đề này, CNTB sẽ mang tiếng xấu. Đã đến lúc chúng ta tạo dựng các tổ chức để thúc đẩy doanh nghiệp xã hội.

GS Michael Porter: Tại sao tính chính đáng của CNTB đang mai dần đi?


Thierry Breton: Dư luận đã trở nên giận dữ, và đòi hỏi các chính trị gia quản lí CNTB. Dư luận muốn sự minh bạch của CNTB đối với những vấn đề ảnh hưởng tới họ, và các chính trị gia cần giải thích được những thắc mắc này.

Các nhà tư bản và lãnh đạo kinh doanh cần thay đổi cách hành xử, ngừng việc coi lợi nhuận là trên hết. Lợi nhuận của tất cả các cổ đông đang được rót vào thị trường tư bản và bản chất cuộc chơi đã thay đổi.


GS Michael Porter: Nhiều người có cảm giác là hệ thống tư bản đang thất bại, tại sao?

Thierry Breton: Vì tài sản. Cốt lõi của CNTB là tạo dựng của cải và một tương lai tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, ở Pháp, thuế thu hằng năm được dùng để trả lãi cho những gì chính phủ vay mượn từ CNTB, vì thế dân chúng chưa thấy hệ thống này hoạt động tốt đến đâu, chỉ thấy tức giận khi thấy thuế thu nhập của họ được sử dụng để trả nợ cho quá khứ.

Hiện nay, khoản nợ của các nước đang tiếp tục tăng lên. Để giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính đang diễn ra, các chính phủ cần phải làm việc có hiệu quả hơn để giải quyết vấn đề nợ đó.

Ronard Cohen: Tính chính trực của các nhà lãnh đạo kinh doanh của hệ thống cũng đang bị nghi ngờ, bởi những ai chưa hưởng lợi từ sự tăng trưởng chóng mặt sẽ cảm nhận sự bất công của hoàn cảnh này.

Nhiều người nghèo “đói” cơ hội tư bản, chỉ lác đác một vài thành công đáng kể trong nhiều năm; vì thế những vùng nghèo khó càng bị các cơ hội và các nhà đầu tư tránh xa. Những vùng đó lún sâu vào bạo lực và tội ác. Vì thế những mô hình xúc tiến thành công cho những người này là thiết yếu, doanh nghiệp xã hội cần được phát triển thành những ngành nghề đúng mực.

Ở giữa thành quả kinh tế và sự bất mãn là nạn thất nghiệp và bạo động. Vì thế, cốt lõi của vấn đề này chính là việc giành cho những vấn đề xã hội sự quan tâm mang tính chuyên nghiệp như trong kinh doanh. Tuy nhiên, để thực hiện được điều đó, CNTB thị trường phải hoạt động được, chứ không phải bị điều chỉnh quá nhiều.

GS Michael Porter:
Vậy chúng ta có thể làm gì để cải thiện tính chính đáng của CNTB?
Về Đầu Trang Go down
Lehoanglong
Già rùi
Già rùi
Lehoanglong


Tổng số bài gửi : 404
Age : 36
Đến từ : Earth
Registration date : 17/09/2008

Tương lai của Chủ nghĩa Tư bản thị trường Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tương lai của Chủ nghĩa Tư bản thị trường   Tương lai của Chủ nghĩa Tư bản thị trường I_icon_minitimeWed Nov 12, 2008 4:18 pm

GS Lawrence H. Summers: Điều cần làm là vừa phải tập trung vừa phải đa dạng hóa nguồn vốn để giải quyết những vấn đề cần quan tâm, cũng như việc cân bằng giữa các cách tiếp cận tổng quan và cụ thể.

Sẽ là sai lầm nếu chúng ta nghĩ rằng chuyên môn hóa có thể tạo ra tác động tốt trên mọi phương diện, dẫn đến nhu cầu cho ra đời các chính sách công cộng cho tất cả mọi người sao cho ai ai cũng có càng nhiều cơ hội càng tốt.

Tuy nhiên, thực tế là rất nhiều sáng kiến chuyên môn chỉ phục vụ cho một số lượng nhỏ, và chính thành công của chúng lại cản bước của lợi ích chung, đặc biệt là với sự có mặt của quyền đảm bảo bất di bất dịch.

Các nhà lãnh đạo kinh doanh nên tiếp tục hỗ trợ các sáng kiến và dự án cụ thể, nhưng cũng phải tập trung vào việc tham gia vào các chính sách công để đạt được những mục tiêu rộng lớn hơn.

Hệ thống luật định cần được thiết lập để đảm bảo sự hoạt động của yếu tố nền tảng của hệ thống tư bản, và cộng đồng kinh tế cần cung cấp đầy đủ hỗ trợ để đảm bảo cho thành công của luật định, tránh việc “lờ” khỏi các chi phí không đem lại những lợi nhuận “cân đong đo đếm” được.

Nguồn vốn cần được tập trung hơn nữa vào các dự án công để đạt được những mục tiêu rộng hơn (Nguồn: dezined.com )

GS Michael Porter: Nguồn vốn sẽ là nhiên liệu của hệ thống, và chúng ta cần ủng hộ cho những thứ khiến cả hệ thống hoạt động, chứ không chỉ cho những dự án riêng của chúng ta.

Ronard Cohen:
Tính minh bạch là một vấn đề đáng bàn. Chúng ta nghe nhiều tới yếu tố “lòng tham” trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng. Việc đầu tư kiếm lời hàng trăm ngàn đô không phải là một vụ đầu tư không chính đáng, nhưng là điều bất cập trong xã hội nơi mà nhiều người còn phải sống trong nghèo khó.

Vì vậy đã đến lúc chúng ta cần đẩy lùi hiện tượng này lại, có lẽ là thu lại các ngân hàng, dừng nền văn hóa tiền. Đã có nhiều nhân vật tiên phong, chẳng hạn như Bill Gates, người đã thực hiện nhiều công tác từ thiện công. Chúng ta cần ghi nhận những nỗ lực của những cá nhân như thế.


Thierry Breton: Trong những năm tới đây, xu hướng mới sẽ là các chính phủ phải gánh vác mọi thứ.

Các nhà đầu tư châu Âu trộn lẫn tư nhân và công cộng, còn các nước đã phát triển sẽ “khát” cổ phần.


GS Lawrence Summers: Tôi lại có câu trả lời khác. Chúng ta nên đặt các nhà đầu tư chính của chính phủ sang một bên. Thường thì mọi thứ rối tung lên khi các chính phủ bắt đầu can thiệp vào, chẳng hạn như việc quyết định mức lương của nhân viên cao cấp.

Ngày trước, nhân viên này có mức lương cao gấp 25 lần nhân viên có mức lương thấp nhất. Ngày nay con số này là 350 lần. Thuế cũng tăng từ 35 tới 39%.

Tôi xin đề xuất một cuộc trưng cầu dân ý tại trường Kinh doanh như sau: Nếu sếp nghĩ rằng anh không làm việc tốt và muốn sa thải anh, anh sẽ đồng ý bao nhiêu tháng bồi thường lương. Thường là 7 tháng. Tôi đoán rằng cùng một câu hỏi như trên, các nhân viên như thư kí, lái xa, người quét dọn sẽ chỉ là vài tuần.

Có lẽ người giàu nên trả nhiều tiền hơn trong nền kinh tế của chúng ta chăng? Có phải là nghịch lí khi những người cần bảo hiểm ít nhất trong trường hợp xấu nhận được nhiều nhất, và những người cần nhiều nhất lại nhận được ít nhất. Chúng ta cần thúc đẩy sự đón nhận của hệ thống thị trường đối với những người kém may mắn.

GS Michael Porter: Năm ngoái, nước Mỹ tạo ra 30 triệu việc làm, nhưng cũng đồng thời cướp đi 30 triệu việc làm. Dân chúng lo lắng về hệ thống y tế cũng như trợ cấp hưu không thể cung cấp sự hỗ trợ có ý nghĩa được nữa. Và kinh doanh là tiếng nói quan trọng để tạo ra sự khác biệt.


GS Lawrence Summers:
Gần đây tôi tham dự một buổi nói chuyện, một vị CEO đề xuất tuổi nghỉ hưu là 70. Tôi không đặt câu hỏi với vị CEO đó, nhưng tại đây tôi muốn đưa ra câu hỏi: “Ông đã thực sự làm gì để cho phép nhân viên làm việc dù tới 60 tuổi hay chưa?” Rõ ràng chúng ta cần xem xét đến sự thống nhất giữa nhu cầu và sự cho phép.

GS Michael Porter: Khá nhiều người trong phòng này chưa mấy thành công trong hệ thống vì lí do giáo dục, kĩ năng hay lai lịch. Vậy câu hỏi đặt ra là: Các nhà lãnh đạo kinh doanh có trách nhiệm gì đối với người nghèo và người có thu nhập thấp? Liệu chúng ta có nên thay đổi chính sách, hay vai trò của kinh doanh đối với những người ở đầu bên kia của cán cân thu nhập?

Ronard Cohen: Thị trường giải quyết những hệ lụy kinh tế chứ không phải là những vấn đề xã hội. Tại sao khi chính phủ can thiệp vào, họ tác động theo chiều hướng tiêu cực? Đó là vì chính phủ tạo ra sự ỷ lại khi cung cấp các khoản bồi thường, trong khi giới tư nhân đem lại sự độc lập. Người ta không cần đến từ thiện, cái người ta cần là một cơ hội nữa.

Thierry Breton: Chúng ta cần hiểu và tích cực tham gia vào thời đại ngày nay để nói chuyện, để bàn bạc và cả viết báo nữa.

GS Lawrence Summers: Tôi hoàn toàn tán đồng. Phần lớn giới trung lưu không muốn nhận từ thiện, họ muốn được cạnh tranh trong môi trường công bằng.


GS Michael Porter được xem là nhà tư tưởng chiến lược xuất sắc hàng đầu của thế giới. Ông cũng là một trong những giáo sư lỗi lạc trong lịch sử của ĐH Harvard (Mỹ), đồng thời là Giám đốc Trung tâm Chiến lược và Cạnh tranh.

Là tác giả của 18 cuốn sách và trên 125 bài báo, trong đó có các cuốn Chiến lược cạnh tranh, Lợi thế cạnh tranh và Lợi thế cạnh tranh quốc gia, được xem như là sách gối đầu giường của giới quản trị kinh doanh và các nhà hoạch định chính sách vĩ mô trên khắp thế giới trong suốt gần 3 thập kỷ qua.

Năm 2005, Michael Porter đã đứng đầu trong danh sách 50 “bộ óc” quản trị có ảnh hưởng nhất thế giới theo bình chọn của Thinkers 50.


GS.Lawrence H. Summers từng giữ chức Hiệu trưởng trường Harvard từ năm 2001 đến 2006, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ từ năm 1999 đến 2001, và là Trưởng ban kinh tế của Ngân hàng Thế giới từ năm 1991 đến 1993.
Về Đầu Trang Go down
 
Tương lai của Chủ nghĩa Tư bản thị trường
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Sống có ý nghĩa trước khi chết
» Xem là suy nghĩ
» Nghĩ trong 1 phút...
» Những sai lầm “ngộ nghĩnh”
» Vài suy nghĩ về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới của Einstein

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
We are a family :: Học tập - Nghiên cứu :: Thông tin Kinh tế - Xã hội-
Chuyển đến