We are a family
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

We are a family

For U and For me...
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 Vì sao thế giới "copy" cách giải quyết khủng hoảng của Anh?

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
nghaihoang
Đại học
Đại học
nghaihoang


Tổng số bài gửi : 195
Age : 35
Registration date : 18/09/2008

Vì sao thế giới "copy" cách giải quyết khủng hoảng của Anh? Empty
Bài gửiTiêu đề: Vì sao thế giới "copy" cách giải quyết khủng hoảng của Anh?   Vì sao thế giới "copy" cách giải quyết khủng hoảng của Anh? I_icon_minitimeTue Oct 21, 2008 11:38 pm

Có thể nói, tới thời điểm này, các biện pháp đối phó khủng hoảng của Anh đang được thế giới coi là biện pháp tối ưu nhất có thể.

Bằng chứng là sau khi Chính phủ của Thủ tướng Gordon Brown tuyên bố kế hoạch giải cứu ngành ngân hàng ở xứ sở sương mù, các quốc gia khác trên thế giới đã nhanh chóng học theo.

Giải pháp “made in England”

Ngày 8/10, kế hoạch giải cứu ngành ngân hàng của Anh được công bố. Trong đó bao gồm khoản tiền 50 tỷ Bảng (tương đương 87 tỷ USD) để mua lại cổ
phần trong các ngân hàng lớn, 200 tỷ Bảng để tái cấp vốn cho các ngân hàng và 250 tỷ Bảng để bảo lãnh nợ cho các ngân hàng.

Nói ngắn gọn, hai đặc trưng trong biện pháp đối phó lần khủng hoảng này của người Anh bao gồm hai điểm chính: (1) tạm thời quốc hữu hóa một phần
các ngân hàng thông qua việc bơm vốn vào các ngân hàng này để đổi lấy cổ phần
, và (2) đảm bảo cho các khoản vay giữa các ngân hàng với nhau. Cần phải nói thêm, việc bơm vốn để đổi lấy cổ phần này không giống như việc các ngân hàng trung ương vẫn thường bơm vốn vào thị trường tài
chính với tư cách là hoạt động tái cấp vốn ngắn hạn cho các ngân hàng.

Gần như ngay lập tức, giải pháp “made in England” này được nhân rộng trên phạm vi toàn cầu.

Đang ở thế tưởng như bế tắc trong việc đi tới một kế hoạch giải cứu chung, tới ngày 12/10, 15 nước thuộc khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) đã
bất ngờ đạt được một kế hoạch hành động tập thể để giải quyết khủng hoảng. Kế hoạch trị giá 1.300 tỷ Euro, tương đương 1.800 tỷ USD, của
Eurozone gần như là một bản sao kế hoạch giải cứu ngành ngân hàng của Anh vì cũng bao gồm các biện pháp bảo lãnh cho các khoản vay liên ngân
hàng và cho phép các chính phủ mua lại cổ phần trong các ngân hàng có vai trò quan trọng trong trường hợp cần thiết.

Tại Mỹ - “quê hương” của khủng hoảng, đồng thời cũng là quốc gia đi đầu trong các nỗ lực chống khủng hoảng - Bộ trưởng Bộ Tài chính Henry
Paulson cũng bắt đầu có những điều chỉnh “nho nhỏ” trong kế hoạch giải cứu trị giá 700 tỷ USD dành cho ngành tài chính được Quốc hội thông qua
cách đây chưa lâu.

Theo đó, thay vì chỉ mua vào các tài sản xấu trong các tổ chức tài chính và ngân hàng như dự kiến ban đầu, một nửa của số tiền 250 tỷ USD trong
giai đoạn đầu tiên của kế hoạch sẽ được sử dụng cho việc mua lại cổ phần trong 9 ngân hàng lớn của Mỹ, bao gồm Citigroup, Goldman Sachs,
Wells Fargo, JPMorgan Chase, Bank of America, Merrill Lynch, Morgan Stanley, State Street và Bank of New York Mellon.

Theo bài viết trên chuyên mục bình luận Op-Ed thuộc tờ New York Times (Mỹ) của Giáo sư Paul Krugman, người vừa được Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng
gia Thụy Điển trao giải thưởng Nobel Kinh tế 2008, ban đầu, chính Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Bernanke đã rất có thiện cảm với
biện pháp này. Tuy nhiên, biện pháp này đã bị Bộ trưởng Bộ Tài chính Paulson từ chối và cho rằng: “Đó là việc nên làm khi chúng ta gặp thất
bại ở các biện pháp khác”.

Mặc dù vậy, sau khi cả châu Âu học theo cách làm của Anh, ông Paulson đành phải điều chỉnh kế hoạch giải cứu của nước Mỹ.

Giới quan sát ca ngợi

Giáo sư Paul Krugman cho rằng, Thủ tướng Brown và Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh Alistar Darling đã có “cách nghĩ thấu đáo và đã nhanh chóng đi tới giải
pháp”. Ông cho rằng: “Kế hoạch của nước Anh không phải là một kế hoạch hoàn hảo, nhưng lại là ví dụ tốt nhất để áp dụng trên diện rộng”.

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích khác, thành công ở mức độ hiện tại trong kế hoạch của ông Brown không phải là kết quả từ khả năng nhìn xa trông
rộng của ông, mà thay vào đó, nhờ vào sự kết hợp những yếu tố khác bao gồm thời điểm hợp lý, hệ thống chính trị kiểu Anh và sự suy yếu của các
thể chế chung của châu Âu.

Thứ nhất, ông Brown đã “đứng nhìn” nước Mỹ hành động trước và nhờ đó, đã học được một số bài học quan trọng về sự thất bại trong các bước tiến
giải cứu ban đầu của ông Paulson.

Thứ hai, hệ thống chính trị ở Anh cho phép thủ tướng được hành động nhanh chóng mà không cần tới sự thông qua của quốc hội. Trên thực tế, ông
Brown không bao giờ phải cần tới sự đồng thuận của thủ lĩnh đảng Bảo thủ đối lập David Cameron trong việc đưa ra các quyết sách, vì hội đồng
kinh tế quốc gia của ông chỉ toàn bao gồm các bộ trưởng thuộc đảng Lao động cầm quyền.

Thứ ba, ông Brown cũng được lợi từ việc các nước thành viên của Eurozone không đủ nhanh chóng để nhận ra mức độ nghiêm trọng của tình hình, hoặc
cũng có thể họ cũng có quan điểm giống như Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy là muốn nước Anh đi đầu trong cuộc chiến chống khủng hoảng này.

Ngược lại với thành công bước đầu của ông Brown, danh tiếng của Chính phủ Đức đã bị tổn thương trong cuộc chiến chống khủng hoảng này. Có một thời gian dài, Bộ trưởng Tài chính Đức Peer Steinbrück đã có thái độ cho rằng cuộc khủng hoảng tài chính chỉ là “cơn bệnh” của nước Mỹ. Về phần
mình, Thủ tướng Angela Merkel dường như có lập trường không vững, ban đầu bà phê phán việc Ireland đơn phương ra quyết định bảo hiểm tiền gửi
cho người dân, nhưng sau đó, chính bà cũng áp dụng giải pháp này cho nước Đức.

Cũng trong bài bình luận đăng trên tờ New York Times, Giáo sư Krugman cho rằng, việc các nước giàu trên thế giới “chạy theo” cách giải quyết
khủng hoảng là một điều khá bất ngờ, vì xét cho cùng, nước Anh không phải là một “gương mặt” lớn trong các vấn đề kinh tế thế giới. Không ai
có thể phủ nhận việc nước Anh là một trong những trung tâm tài chính lớn nhất thế giới, nhưng nền kinh tế Anh nhỏ hơn nhiều so với kinh tế
Mỹ và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) không có nhiều ảnh hưởng như FED hay Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).

Tuy nhiên, trong cuộc chiến chống khủng hoảng này, nước Anh có được sự kết hợp giữa cách suy nghĩa thấu đáo và tính quyết đoán mà không một chính
phủ khác nào trên thế giới có được. Giáo sư Krugman cũng hết lời ca ngợi cách giải quyết khủng hoảng của Thủ tướng Brown khi cho rằng: “Có
thể nước Anh đang chỉ cho chúng ta con đường để vượt qua cuộc khủng hoảng này”.

Tuy nhiên, đối với các nhà quan sát khác, xét ở góc độ nền kinh tế Anh nói chung hiện nay, ông Brown vẫn còn phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Nợ chính
phủ của Anh đang tăng lên nhanh chóng, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, tỷ lệ lạm phát cũng không ngừng leo thang… Thực tế này đòi hỏi ông Brown
thêm nhiều cố gắng, chứ không chỉ dừng ở kế hoạch giải cứu ngành ngân hàng mà ông đã đưa ra.

Về Đầu Trang Go down
Lehoanglong
Già rùi
Già rùi
Lehoanglong


Tổng số bài gửi : 404
Age : 35
Đến từ : Earth
Registration date : 17/09/2008

Vì sao thế giới "copy" cách giải quyết khủng hoảng của Anh? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vì sao thế giới "copy" cách giải quyết khủng hoảng của Anh?   Vì sao thế giới "copy" cách giải quyết khủng hoảng của Anh? I_icon_minitimeWed Oct 22, 2008 3:40 pm

đang thắc mắc vụ mấy thằng thuộc United Kingdom có quan hệ như thế nào với nhau. Chẳng hạn như thằng Ailen mới die xong, ko bik mấy bố còn lại (xứ Quên, England, Xì cốt len...) có xử lý thế nào????
Cách quốc hữu hóa mấy ngân hàng có lẽ là cách kinh điển rùi, tháy nước nào vừa có khủng hoảng cũng làm theo mà.
Về Đầu Trang Go down
nghaihoang
Đại học
Đại học
nghaihoang


Tổng số bài gửi : 195
Age : 35
Registration date : 18/09/2008

Vì sao thế giới "copy" cách giải quyết khủng hoảng của Anh? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vì sao thế giới "copy" cách giải quyết khủng hoảng của Anh?   Vì sao thế giới "copy" cách giải quyết khủng hoảng của Anh? I_icon_minitimeWed Oct 22, 2008 4:02 pm

Lehoanglong đã viết:
đang thắc mắc vụ mấy thằng thuộc United Kingdom có quan hệ như thế nào với nhau. Chẳng hạn như thằng Ailen mới die xong, ko bik mấy bố còn lại (xứ Quên, England, Xì cốt len...) có xử lý thế nào????

Bác L coi lại xíu nha, thằng Ireland (Ailen) và North Ireland (Bắc Ailen) là 2 nước khác nhau đấy. thằng Bắc Ailen mới thuộc UK (vương quốc Anh), còn thằng Cộng Hòa Ailen là nước có chủ quyền độc lập chứ đâu có ăn nhậu gì với 4 thằng UK đâu
Quốc kỳ và quốc huy của Bắc Ailen
Vì sao thế giới "copy" cách giải quyết khủng hoảng của Anh? 125px-10Vì sao thế giới "copy" cách giải quyết khủng hoảng của Anh? 85px-n10

còn đây là của thằng Cộng Hoà Ailen

Vì sao thế giới "copy" cách giải quyết khủng hoảng của Anh? 125px-11Vì sao thế giới "copy" cách giải quyết khủng hoảng của Anh? 85px-c10


Được sửa bởi nghaihoang ngày Wed Oct 22, 2008 4:54 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
Lehoanglong
Già rùi
Già rùi
Lehoanglong


Tổng số bài gửi : 404
Age : 35
Đến từ : Earth
Registration date : 17/09/2008

Vì sao thế giới "copy" cách giải quyết khủng hoảng của Anh? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vì sao thế giới "copy" cách giải quyết khủng hoảng của Anh?   Vì sao thế giới "copy" cách giải quyết khủng hoảng của Anh? I_icon_minitimeWed Oct 22, 2008 4:22 pm

ờ, thằng bị phá sản là ICELAND, ko phải IRELAND
Đây là 1 đảo quốc nhỏ bé nằm ngay kề bên VQ Anh, quê của RoyKeane.
Vì các bài báo có nhiều bài đăng tin như sau:
"Kể từ thứ ba tuần trước, 300 nghìn khách hàng người Anh đã không thể rút tổng cộng 6,91 tỷ USD tiền gửi qua mạng Icesave của ngân hàng Landsbanki. Bên cạnh đó, tài khoản của các khách hàng ở khắp châu Âu, bao gồm nhiều công ty và chính phủ bị hấp dẫn bởi lãi suất cao cuả ngân hàng Iceland, cũng bị đóng băng. Trong số đó, chỉ riêng cơ quan điều hành hệ thống tàu điện ngầm ở Luân Đôn đã có đến 6,9 tỷ USD đang bị kẹt.

Ngay lập tức, Bộ Tài chính Anh gửi đại diện đến Iceland để bảo đảm những người dân Anh gửi tiền ở ngân hàng của Iceland không bị thiệt hại." (Báo Nhân dân)
nên tớ nhầm. keke
Thank bác Hải nhìu nhá.
Bây giờ thì em đã hiểu...
Về Đầu Trang Go down
nghaihoang
Đại học
Đại học
nghaihoang


Tổng số bài gửi : 195
Age : 35
Registration date : 18/09/2008

Vì sao thế giới "copy" cách giải quyết khủng hoảng của Anh? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vì sao thế giới "copy" cách giải quyết khủng hoảng của Anh?   Vì sao thế giới "copy" cách giải quyết khủng hoảng của Anh? I_icon_minitimeWed Oct 22, 2008 5:02 pm

Thằng Iceland (Ai-xơ-len) vừa bị phá sản là cái thằng này đây

Vì sao thế giới "copy" cách giải quyết khủng hoảng của Anh? 125px-12
Nước này rất phát triển, xếp thứ 5 thế giới về thu nhập bình quân đầu người, thứ 1 về chỉ số HDI, thế mà vèo một cái đi đời em luôn Smile

Nước này thì lại càng không ăn nhậu và ko có họ hàng gì với UK. Thậm chí ở Châu Âu mà không gia nhập EURO lun ---->chắc thằng này giàu mà chảnh, nên bi giờ chết ko ai thèm quan tâm đây What a Face

ps: mấy cái thằng len len này phức tạp dễ nhầm quá Wink Wink
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Vì sao thế giới "copy" cách giải quyết khủng hoảng của Anh? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vì sao thế giới "copy" cách giải quyết khủng hoảng của Anh?   Vì sao thế giới "copy" cách giải quyết khủng hoảng của Anh? I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Vì sao thế giới "copy" cách giải quyết khủng hoảng của Anh?
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» "Khoai lang ca ca" trong Thiên ngoại phi tiên
» "light " by willim francis bourdillon
» 5 nước vùng Vịnh quyết định sẽ sử dụng đồng tiền chung
» Top 9 bộ phim điện ảnh sẽ "hot" năm 2009
» ---Lý Tiểu Long "hạ nock - out" khán giả Trung Quốc---

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
We are a family :: Học tập - Nghiên cứu :: Thông tin Kinh tế - Xã hội-
Chuyển đến