We are a family
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

We are a family

For U and For me...
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ

Go down 
Tác giảThông điệp
Lehoanglong
Già rùi
Già rùi
Lehoanglong


Tổng số bài gửi : 404
Age : 36
Đến từ : Earth
Registration date : 17/09/2008

KỂ CHUYỆN  THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ Empty
Bài gửiTiêu đề: KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ   KỂ CHUYỆN  THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ I_icon_minitimeFri Sep 19, 2008 4:04 pm

1. ÁO GẤM ĐI ĐÊM


Gấm là thứ hàng dệt bằng tơ nhiều màu có hình hoa lá sặc sỡ . Thời trước, gấm là một trong những thứ vải quý hiếm, thường dùng để may áo. Vì vậy, áo gấm (áo may bằng vải gấm) được coi là biểu tượng của sự giàu sang, phú quý trong sự đối lập với áo rách biểu tượng của sự nghèo hèn . So sánh:

"Chồng em áo rách em thương
Chồng người áo gấm xông hương mặc người"
(Ca dao)

Hơn thế nữa, áo gấm còn biểu trưng cho sự thành đạt trong học hành, thi cử. Những người học trò sau các kỳ thi hương, thi hội trở về quê (vinh quy bái tổ) đều mặc áo gấm để tỏ rõ sự thành đạt, công thành danh toại của mình trước họ hàng, trước làng nước. Nhân dân ta hay nói áo gấm mặc về chính là nói về sự đỗ đạt trong thi cử, một mong ước chính đáng của những người lều chõng đi thi:

"Cũng đừng áy náy lòng quê
Bao giờ áo gấm mặc về mới thôi"
(Phan Trần)

Áo gấm chỉ mặc ban ngày mới được mọi người nhận thấy sự rực rỡ của nó. Đối với người giàu có, sự rực rỡ của áo gấm phô bày cho thiên hạ biết anh ta thuộc hạng người lắm tiền, nhiều của. Đối với các chàng học trò sau khi thi trở về, áo gấm mách bảo cho mọi người về sự đỗ đạt của anh ta. Ấy thế mà mặc áo gấm ban đêm, đi trên đường làng thuở trước với khung cảnh tối tăm mù mịt như thế thì ai hay biết, ai phân biệt gấm vóc với các thứ vải khác được. Áo gấm đi đêm quả là hoài công phí của! Hèn chi thuở trước ông Hạng Vũ đã có ý so sánh rất là tinh tế "phú quý bất quy cố hương như cẩm y dạ hành " (giàu sang mà không trở về quê thì cũng như mặc áo gấm đi đêm). Mới hay, áo gấm đi đêm chính là sự phí phạm trong cách phô trương sự giàu sang phú quý; khoe khoang, làm duyên làm dáng mà không ai hay biết. Điều đó cũng dễ hiểu và là chuyện thường tình, bởi trong cuộc sống chẳng hiếm gì những kẻ thích trò phô trương không phải lối như vậy.

Những điều phân tích, luận giải ở trên cũng cho thấy, đối lập với thành ngữ áo gấm đi đêm là thành ngữ áo gấm ban ngày . Cũng vậy, trái với gấm đêm (dạng rút gọn của áo gấm đi đêm) là gấm ngày (dạng rút gọn của áo gấm ban ngày) :

"Vẻ vang rực rỡ gấm ngày
Ai ai chẳng muốn bạn bầy với tiên"
(Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Thiện)

__________________

Còn nữa...
Về Đầu Trang Go down
Lehoanglong
Già rùi
Già rùi
Lehoanglong


Tổng số bài gửi : 404
Age : 36
Đến từ : Earth
Registration date : 17/09/2008

KỂ CHUYỆN  THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ   KỂ CHUYỆN  THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ I_icon_minitimeFri Sep 19, 2008 4:06 pm

2. ĂN CHÁO ĐÁI BÁT

Một ai đó, khi được người khác giúp đỡ thoát khỏi cảnh khó khăn, hoạn nạn mà sao đó lại phụ ơn, bội nghĩa, thậm chí phản lại ân nhân của mình, thì dân gian thường phê phán, chỉ trích bằng thành ngữ ” Ăn cháo đái bát”. Thí dụ: “Nhà mày trước nghèo đói, nhờ khởi nghĩa được một tí ruộng vườn, tí vợ con. Thế mà rồi ăn cháo đái bát.” (Vũ Cao, “Những người cùng làng”).

Thành ngữ ăn cháo đái bát gồm hai vế : Vế thứ nhất nói về việc nhận ân nghĩa (ăn cháo), vế thứ hai nói về sự bội bác ân nghĩa đó (đái bát).

Về thành ngữ này, một số người còn băn khoăn không hiểu dạng đích thực của nó là ”ăn cháo đái bát” hay ” Ăn cháo đá bát”. Thực ra, điều đó chẳng có nghĩa lý gì, bởi vì hành vi “đái bát”, hay “đá bát” đều biểu thị sự phũ phàng đến thô bạo của người đời. Dĩ nhiên, hành vi đái bát gây ấn tượng mạnh mẽ, nặng nề hơn và phù hợp với cách nói khoa trương phóng đại mà dân gian vẫn ưa dùng. Hơn nữa, trên thực tế sử dụng, hầu như ta chỉ gặp dạng ăn cháo đái bát mà thôi. Như vậy, chẳng cần biện luận nhiều, chúng ta cũng dễ dàng chấp nhận dạng thức ăn cháo đái bát là dạng đích thực của thành ngữ đang xét. Vấn đề đáng quan tâm hơn là tại sao dân gian lại dùng cụm từ” Ăn cháo” để biểu hiện việc ân nghĩa? Có biết bao nhiêu thứ khác quí hiếm hơn, đáng giá hơn, sao không chọn dùng mà lại dùng ”cháo”, một thức ăn bậc thấp nhất, để chỉ cái ân, cái đức do người khác mang lại? Thông thường cháo là món ăn nhẹ, dễ tiêu đối với người đuối sức hoặc người bệnh không ăn được cơm. Bát cháo từ tay người khác mang lại chăm sóc lẽ nào người bệnh chẳng biết nâng niu trân trọng? Lại nữa ”cháo” trong nhân gian là được các cụ bà thường dùng cúng lễ ở các miếu dưới gốc đa, sau đó ban phát cho trẻ để lấy phước. Vì thế mà có chuyện ” cướp cháo gốc (lá) đa”.

Khi gặp nạn đói kém, nhiều người quẫn bách, cơm không có ăn, áo không có mặc, sống thoi thóp trong hoạn nạn, những người có tấm lòng nhân đức thường nấu cháo để phát chẩn, giúp cho người bị nạn bát cháo cầm hơi. Bát cháo cứu giúp con người thoát ra khỏi cái đói đến chết người cũng chẳng đáng được ghi lòng tạc dạ hay sao? Một miếng khi đói bằng một gói khi no là thế !

Những điều liên tưởng ở trên cho thấy cách lập ý, lập tứ của thành ngữ “ăn cháo đái bát” vừa cụ thể vừa rất sâu sắc.

Với quan niệm sâu kín đó, dân gian đã khéo léo tạo nên một sự đối lập gắt gao giữa một bên là ân nghĩa với một bên khác là hành vi phụ bạc đến mức thô bạo nhằm toát lên giá trị phê phán của thành ngữ ” Ăn cháo đái bát” đối với những kẻ sống không có trước có sau, sống vô ơn bạc nghĩa.

“Cậu nào lấy mất bi đông người ta rồi. Chỉ được cái ăn cháo đái bát, uống cho khỏe vào rồi vất cả bi đông người ta đi”. (Lê Khánh, “Những ngày vui”).

Cùng nghĩa với ”Ăn cháo đái bát” trong tiếng Việt còn có những thành ngữ như :” qua cầu rút ván” , “ qua sông đấm vào sóng”… Tuy vậy, khi sử dụng cần chú ý đến sự khác nhau rất tinh tế về sắc thái ý nghĩa của chúng.

__________________

còn nữa...
Về Đầu Trang Go down
Lehoanglong
Già rùi
Già rùi
Lehoanglong


Tổng số bài gửi : 404
Age : 36
Đến từ : Earth
Registration date : 17/09/2008

KỂ CHUYỆN  THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ   KỂ CHUYỆN  THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ I_icon_minitimeSat Sep 20, 2008 9:30 am

3. ĂN CHAY NIỆM PHẬT, NÓI LỜI TỪ BI



Thành ngữ ăn chay niệm Phật, nói lời từ bi được lưu truyền rộng rãi trong Phật giáo nói riêng, trong nhân dân nói chung để chỉ sự ăn uống thanh đạm, tụng kinh thờ Phật, nói năng hiền từ, không độc địa trong lời nói cửa miệng.

Theo Phật giáo, ăn chay là ăn không quá giờ Ngọ, không ăn thịt các động vật. Niệm Phật là xưng đọc, nghĩ đến danh hiệu của Phật. Nói lời từ bi là nói những lời tâm phúc, tốt lành, thanh nhã, mang lại lợi ích cho mọi người, mọi loài, không thêu dệt, không nói dối, lật lọng, không chửi bới nguyền rủa, bởi từ là ban cho sự vui, bi là cứu cho khỏi khổ ải.

Lần giở trang sử Phật giáo, chúng ta được gặp Tuệ Viễn ở Lư Sơn (vào thế kỉ 7, đời Đường) đã có công lập ra liên xã, phổ biến phép nệm Phật, ăn chay, hướng dẫn tu Tịnh độ. Thời ấy, Tuệ Viễn đã ra quy ước trong toàn xã ai ai cũng phải ăn chay niệm Phật và lời nói ra phải đủ đức tính từ bi, không được ngôn đàm hí tiếu. Thành ngữ ăn chay niệm Phật, nói lời từ bi có từ thuở đó.

Trong sử dụng ngôn ngữ, nhiều khi thành ngữ ăn chay niệm Phật, nói lời từ bi được rút gọn thành ăn chay niệm Phật. Dạng thức rút gọn này vẫn phản ánh đầy đủ ý nghĩa toàn thành ngữ.

Thí dụ :

"... Sám đức Phật từ bi... cũng do tôi ăn chay niệm Phật, tôi góp công góp của vào nhà chùa" (Lộng Chương, "Quẫn")
Về Đầu Trang Go down
Lehoanglong
Già rùi
Già rùi
Lehoanglong


Tổng số bài gửi : 404
Age : 36
Đến từ : Earth
Registration date : 17/09/2008

KỂ CHUYỆN  THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ   KỂ CHUYỆN  THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ I_icon_minitimeSat Sep 20, 2008 9:31 am

4. ĂN CƠM CHÚA MÚA TỐI NGÀY



Chúa cho ăn, chúa cho mặc, thì cứ hát, cứ múa cho vui tai thích mắt chúa trọn ngày! Đó là tư tưởng phục vụ và trả công của những người "nghệ sĩ chuyên nghiệp" ngày xưa. Họ được chúa nuôi để đàn hát, nhảy múa làm trò tiêu khiển mà lại! Tinh thần đó được phản ánh qua câu thành ngữ ăn cơm chúa múa tối ngày. Chúa trong câu thành ngữ này là ông chủ quyền quý nói chung, mà trước hết là các bậc vua chúa.

Bởi chung, ngày xưa các bậc vua chúa đều có đội ca kĩ, các cung tần mĩ nữ múa hát mua vui. Nhưng chẳng cứ gì vua chúa mới có đám ca hát này mà ngay cả các lãnh chúa từng vùng cũng có. Rồi, chúa đôi khi cũng chỉ là những người ở thôn xã, bỏ tiền ra thuê các con hát, gánh hát phục vụ trong một thời gian ngắn, nhân dịp lễ, tết hay nhân các công chuyện lớn trong gia đình, trong họ hàng. Dẫu được hát, được múa trong cung vua, phủ chúa hay trong các điền trang, các nhà quyền quí ở thôn quê, thì bọn họ đều là tôi tớ được họ nuôi nấng, có cơm ăn, áo mặc, do đó cũng có phận sự phục vụ các ông chúa bà chủ.

Có lẽ, thoạt tiên, thành ngữ ăn cơm chúa múa tối ngày chỉ phản ánh một hiện thực là đội ca kĩ suốt ngày đêm múa hát phục vụ vua chúa, và các gia chủ. Cùng với hiện thực đó còn là tinh thần trách nhiệm, bổn phận của kẻ tôi đòi đối với chủ, và không ngoại trừ tinh thần "yêu ngành yêu nghề" và cảm hứng nghệ thuật với họ. Thế nhưng, trong mắt người đời, những con người này thuộc lớp người bị coi là thấp hèn, là "xướng ca vô loài".

Lại nữa, sự múa may quay cuồng suốt ngày, đối với người ngoài cuộc, chẳng có nghĩa lý gì mà chỉ là chuyện tầm phào và vô tích sự. Kẻ đứng ngoài cuộc, hẳn là chẳng ai tin trong lời hát kia, trong điệu múa nọ là kết quả của tinh thần tận tâm, tận lực, là sự say mê, yêu thích với cảm hứng nghệ thuật do bản mệnh ngành nghề đưa đến. Ngược lại, họ dễ dàng gán ghép hoạt động của người nghệ sĩ cũ tính chất chán chường, cố cho xong chuyện, cho hết ngày để khỏi thất thố với đồng tiền, bát cơm, manh áo của chủ bỏ ra. Thực hư thế nào chỉ có bản thân các ca sĩ, các vũ nữ mới biết đích thực, chân xác.

Dẫu vậy, với quan sát riêng, nhận thức riêng với các đánh giá riêng của người đời thì vẫn cứ tồn tại hiển nhiên một thực tế là ăn cơm chúa múa tối ngày, biểu thị lối làm quấy quá cho xong chuyện, cho hết ngày, lối làm việc chỉ chú ý tới thời gian mà không chú ý đến hiệu quả. Cách làm ăn đó không còn phù hợp với cuộc sống hôm nay, cho nên cần phải đả phá, loại bỏ.

“Công trường không phải là nơi ăn cơm chúa múa tối ngày, tiền công ở công trường cũng không phải là nước sông gạo chợ mà là ở đâu cũng mồ hôi nước mắt của nhân dân cả thôi” (Bàng Sĩ Nguyên, “Niềm vui”).

__________________
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





KỂ CHUYỆN  THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ   KỂ CHUYỆN  THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tổng hợp chuyện sữa XK của TQ: ngày 20/9/08.
» Những bài học từ chuyện Nhật Bản ngưng cấp ODA
» chuyện vợ chồng, chỉ dành cho trẻ em 18+
» Chuyện cái to to và cái nho nhỏ
» Mỗi ngày một mẩu chuyện ngắn

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
We are a family :: Thư giãn - Giải trí :: Trang Văn học-
Chuyển đến